Nghề nuôi chim yến đang được phát triển mạnh vì đem lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc đầu tư tự phát, kỹ thuật nuôi và thu hoạch sai cách sẽ ảnh hưởng đến việc giữ đàn, khiến chim yến bỏ đi.
Tiềm năng và thách thức phát triển nghề nuôi chim yến
Chim yến là một loại chim quý, có quy luật sinh học kỳ lạ. Chúng sống thành từng đôi trong bầy đàn lớn, bay lượn liên tục và không bao giờ đậu chỗ nào khác ngoài tổ của mình. Tổ chim yến được tạo nên bởi nước bọt tiết nhã ngày đêm của chim trống và chim mái. Tổ yến được mệnh danh là bát trân ngự thiện, có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
Chim yến phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, đó là lý do tại sao nghề nuôi chim yến phát triển mạnh mẽ và lâu đời các nước thuộc khu vực này. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Indonesia chiếm 60% (150.000 nhà yến) sản lượng tổ yến trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam, Philippines, Campuchia, Myanmar chiếm 13%. Tại Việt Nam có 42/63 tỉnh, thành phố có nuôi chim yến, thống kê năm 2019 có khoảng 11.750 nhà yến. Tuy nhiên, sự phát triển nhà yến một cách tự phát, chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa ổn định.
Giải pháp thu hoạch tổ yến bền vững
Một năm có thể thu hoạch tổ yến từ hai đến bốn lần, với hai cách thức phổ biến là cưỡng đoạt đối với nhà yến lâu năm hoặc nâng đàn đối với nhà yến mới xây. Ba thời điểm được chọn để thu hoạch tổ yến là (1) trước khi chim yến đẻ trứng, (2) khi chim yến đã đẻ được hai trứng và (3) sau khi chim non rời tổ.
Thu hoạch ở thời điểm trước khi chim yến đẻ trứng được đa số nhà nuôi chọn vì tổ yến lúc này khá sạch sẽ, ít phân rêu, và lông yến cũng như rút ngắn thời gian xử lý sơ chế. Tổ mới được xây, lượng nước dãi của chim tiết ra ít nên trọng lượng tổ yến thu được thường nhẹ hơn chuẩn, chất lượng tổ không đạt. Ngược lại, thu hoạch ở thời điểm khi chim yến vừa đẻ xong hai trứng sẽ được tổ yến đã hoàn thành đầy đủ về cấu trúc, tổ dày hơn, giá trị dinh dưỡng cũng cao hơn. Nhưng hệ lụy chung của hai thời điểm này là sức khỏe chim yến bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến số lượng đàn trong nhà nuôi sẽ bị giảm dần vì không thể sinh sản thêm chim non.
Thời điểm thứ ba là thu hoạch sau khi chim non đã rời tổ. Đây là giải pháp tối ưu để bảo vệ và duy trì sự sinh sản của chim yến, cũng là phương pháp mà Yến Sào Khang đang thực hiện, áp dụng với tất cả nhà nuôi yến của công ty và các đối tác đã ký kết hợp đồng thu mua dài hạn. Không những vậy, số lượng tổ yến thu được ở thời điểm này hơn gấp nhiều lần vì chim non rời tổ sẽ tiếp tục ở lại trong nhà nuôi, nâng đàn và xây tổ mới. Thử thách của phương pháp này là tổ yến thu được có nhiều tạp chất đòi hỏi các công ty sản xuất yến sào cần phải có đủ kĩ thuật để xử lý mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.
Quy trình sản xuất yến sào đạt chuẩn tại Yến Sào Khang
Xem thêm chi tiết về bài báo tại đây!
Lựa chọn ngay cho bản thân và gia đình “thức quà” từ Yến Sào Nha Trang Cao Cấp của KHANG tại: https://www.khangbirdsnest.com/shop
Showroom TP.HCM: 8 Đường số 20, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức
Showroom Nha Trang:
+ Chi nhánh 1: 24 Lý Thánh Tôn, P. Vạn Thạnh, TP. Nha Trang
+ Chi nhánh 2: 1 Ngô Quyền, P. Xương Huân, TP. Nha Trang
Shopee: https://shopee.vn/khangbirdsnest
Hotline: 089 888 9204 - 089 888 9304
Comments